Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh quai bị
Quai bị là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này nhé!
Quai bị là bệnh gì
Bệnh quai bị còn được mọi người gọi bằng một cái tên gọi khác nữa, đó là má chàm bàm, đây được xem là một căn bệnh truyền nhiễm khá nhanh, do virus làm cho tuyến nước bọt của bệnh nhân bị sưng và gây đau.
Tổng thời gian từ lúc bắt đầu nhiễm bệnh với bệnh kéo dài là từ 12-24 ngày. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này nhiều nhất, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bệnh quai bị không lây lan như bệnh thủy đậu và bệnh sởi nhưng có thể lây truyền sang người khác thông qua nước bọt. Bệnh nhân bị quai bị sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm nhất trong khoảng thời gian 48 giờ trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện cho đến 6 ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.
Trẻ em ở độ tuổi từ 2-14 tuổi sẽ thường xuyên bị quai bị tấn công, trẻ em dưới 24 tháng tuổi thường rất hiếm khi mắc bệnh quai bị. Lý giải điều này có thể là do trẻ dưới 24 tháng tuổi nhận được kháng thể tốt từ mẹ.
Những dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ thường có một số triệu chứng thường gặp như sốt sớm, khoảng 39,4°C, trong những ngày tiếp theo sẽ bị sưng phù các tuyến nước bọt.
Sưng phù ở cổ chính là dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất
Các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong thời gian từ 1-3 ngày tới,chúng ta có thể nhìn thấy rõ phần má của trẻ bị sưng lên. Mỗi khi nói, uống nước, nhai hoặc nuốt trẻ sẽ cảm thấy đau.
==>> Xem ngay Sốt siêu vi : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Một số triệu chứng của quai bị
- Đau tinh hoàn, sưng bìu
- Đau mặt hoặc 2 bên má
- Đau đầu
- Đau khi nhai hoặc nuốt
- Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai
- Viêm họng
- Sốt…
Các bạn có thể gặp phải những triệu chứng không được đề cập ở trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng của bệnh quai bị.
Những biến chứng của bệnh quai bị
Quai bị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị đúng cách, nhưng những biến chứng là rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài việc làm tuyến mồ hôi bị viêm, quai bị còn làm các bộ phận khác bị viêm, chẳng hạn như cơ quan sinh sản và não bộ. Sau đây là các biến chứng không mong muốn của bệnh quai bị:
- Viêm tụy
- Viêm tinh hoàn
- Bệnh chàm
- Viêm não
- Viêm màng não
Khi nào cần gặp bác sĩ
Hãy lập tức đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu như bạn nghi ngờ con mình hoặc bản thân của mình đã mắc bệnh quai bị. Thường xuyên thảo luận với bác sĩ về chuẩn đoán và phương pháp điều trị để tìm ra cách thức xử lý tốt nhất.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị
Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là do nhiễm virus quai bị, đây là một căn bệnh có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp.
Khi sử dụng chung đồ vật với bệnh nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thì các bạn cũng có khả năng mắc bệnh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ từ 2-12 tuổi (nhất là ở những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị)
- Sử dụng chung vật dụng hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị
- Hệ thống miễn dịch không khỏe mạnh.
Lưu ý, những thông tin trên là để tham khảo, không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh không có nghĩa là các bạn sẽ hoàn toàn không mắc bệnh. Để có thể biết thêm chi tiết, các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra để xác định bệnh
Sẽ dựa trên các triệu chứng cùng với kiểm tra sức khỏe mà bác sĩ đưa ra kết quả. Với bệnh quai bị thì không cần phải thực hiện các xét nghiệm để chuẩn đoán.
Thế nhưng trong một số trường hợp đặc biệt bạn sẽ được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm để xem bạn có thật sự bị quai bị hay không.
Những phương pháp dùng để điều trị quai bị
Đối với căn bệnh quai bị này bệnh nhân sẽ mất khoảng 10 ngày để khỏi bệnh và sau đó sẽ được miễn dịch suốt đời với căn bệnh này.
Ibuprofen và Acetaminophen là tên hai loại thuốc có thể giúp các bạn giảm đau và giảm sốt hiệu quả. Để tránh nguy cơ mắc phải hội chứng Reye thì tuyệt đối không sử dụng Aspirin cho trẻ nhỏ.
Có thể đắp khăn ấm để giúp hạ sốt và chườm khăn lạnh lên hàm để xoa dịu cơn đau, tránh thức ăn cứng, có vị cay, uống thật nhiều nước lọc.
Bệnh nhân không nên ra ngoài cho đến khi đã hoàn toàn khỏi bệnh và không còn khả năng lây truyền bệnh sang cho người khác.
Những thói quen sinh hoạt giúp bệnh nhân hạn chế diễn tiến của bệnh
- Nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng hãy chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau
- Uống nhiều nước lọc
- Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu
- Ở nhà để tránh lây cho người khác
- Nghỉ ngơi nhiều cho đến khi có thể khỏe lại
- Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt.
Người bệnh quai bị kiêng gì
- Cách ly trẻ: Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, nên khi phát hiện bệnh cần phải cách ly trẻ (Cách tốt nhất là cho trẻ ở trong một không gian riêng khoảng 2 tuần, để trẻ không lây bệnh cho những người khác)
- Quai bị sẽ sưng to và đau hơn nếu gặp gió cùng nước lạnh
- Tránh vận động mạnh
- Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu
- Không được tự ý cho trẻ uống thước, phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ điều trị.
Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về bệnh quai bị thì các bạn hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên viên y tế.
Hiện tại trẻ em đều được tiêm phòng đầy đủ nên rất hiếm mắc phải bệnh quai bị. Theo cục Quản lý Dịch bệnh Hoa Kỳ thì vắc xin quai bị có kháng thể cao, khá an toàn, đồng thời chúng sẽ không làm tăng nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ .
Nên nếu như con của bạn vẫn chưa được tiêm vắc xin thì hãy nhannh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để được tiêm phòng.
Kết
==>> Xem thêm Tác dụng cây mật gấu – có thật sự tốt như lời đồn hay không
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh quai bị này. Nếu thấy thông tin là có ích thì các bạn hãy chia sẻ để người thân của mình cũng có thể biết được bệnh quai bị là gì nhé!