Lá Dong – Là Vị Thuốc Giải Rượu, Chữa Rắn Cắn Cực Hiệu Qủa
Chúng ta thường biết đến lá dong là một nguyên liệu để gói bánh mà ít người biết đến lá dong có khả năng khử độc, giải bia rượu, chữa rắn cắn cực kỳ hiệu quả. Tìm hiểu cụ thể về lá dong và công dụng của chúng qua bài viết dưới đây nhé!
Vài nét về lá dong
Tên gọi khác
Cây lùn, toop chinh
Tên khoa học
Phrynium parviflorum Roxb và thuộc họ hoàng tinh
Khu vực phân bố
Cây mọc hoang ở khắp núi rừng những nơi ẩm ướt, tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, Indonesia, phía Nam Trung Quốc
Tại Việt Nam, lá dong có mặt hầu hết ở các tỉnh thành và tìm thấy nhiều nhất ở phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi, trung du. Ngoài ra để phục vụ dịp tết nhiều người dân trồng cây này trên các sườn đồi.
Đặc điểm của cây dong
Cây dong cao khoảng 1m. Lá to hình trứng thuôn dài và có đầu nhọn, nhẵn, không có lông, dài 35cm, rộng 12cm và cuống dài 22cm.
Cụm hoa hình đầu, không có cuống, nằm trong bẹ của lá với đường kính 4-5cm và thường 4-5 hoa, cánh hoa màu trắng hoặc đỏ.
Quả dong có hình trứng dài, hạt dong thuông dài với áo hạt 2 phiến
Lá dong ngọc xanh của người dân bắc bộ
Bộ phận dùng
Lá cây là bộ phận vừa dùng để gói bánh, vừa sử dụng để làm thuốc
Thu hái và chế biến
Lá dong thuộc loài cây sống khỏe, khá dể trồng và cho thu hoạch dài lâu mà người dân không phải tốn quá nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên để cây cho ra những lá tươi tốt, xanh mướt và thượng hạng, người dân phải thường xuyên kiểm tra, vun xới và dùng những bí kíp làm nghề của mình.
Hiện nay, tại Thanh Oai, Hà Nội là nơi mà nhiều người gân gắn bó với nghề trồng cây dong nhiều nhất, lá dong được bán quanh năm nhưng cho về thu nhập nhiều nhất là vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm. Theo người dân, trung bình mỗi sào lá dong cho thu nhập từ 25-30 triệu/năm
Người dân thường thu hái lá tươi và không phải chế biến gì thêm, ngoài ra có thể phơi khô lá và bảo quản, dùng dần trong năm
Hiện nay ngoài đáp ứng cho thị trường nội địa, lá dong ở Tràng Cát còn cho du nhập sang nhiều nước khác như Nga, Mỹ, Đức,… nhằm phục vụ kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Thành phần hóa học
Hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu
Tính vị
Theo Đông y thì lá dong là vị thuốc có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải đọc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu. Ngoài lá dong dùng để là thuốc thuốc, nhiều nơi còn dùng rễ để chữa chứng sưng gan, lỵ, tiểu tiện đỏ đau. Lá dong dùng để chữa xoang miệng bị lở loét, suy nhược cơ thể hiệu quả
Công dụng của lá dong
Lá dong được dùng chủ yếu để gói bánh chưng, bánh chưng gói lá dong sau khi luộc lên có mùi thơm đặc biệt và dể chịu.
Lá dong non được dùng để làm dấm bằng cách lấy lá dong non nhúng vào rượu hoặc lá dâm ngâm trong nước đường (tỷ lệ 1 phần đường và 3 phần nước)
Theo cuốn sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi rõ công dụng của lá dong như sau:
– Lá dong có khả năng chữa sau rượu nhanh chóng
– Lá dong có công dụng làm mát gan, giải độc, hạ men gan
– Lá dong điều trị rắn độc cắn hiệu quả
Lá dong giải độc rượu bia rất hay
Cách dùng, liều lượng dùng lá dong
Điều trị say rượu, giải độc, chống say:
Bài thuốc 1: Lấy 1 nắm lá dong tươi khoảng 200g giã nát, vắt lấy nước uống ngay sau khi uống rượu say.
Bài thuốc 2: Dùng 80g lá dong khô và sắc với nước uống
Làm thuốc mát gan, giải độc gan:
Lấy 70-80g lá dong khô để đun nước uống hàng ngày
Dùng lá dong trị rắn độc cắn:
Lấy lá dong tươi nhai nhát và nuốt lấy nước, bã thì đắp vào nơi bị rắn độc cắn
Chữa vế thương:
Lấy 100g lá dong rửa sạch, giã nhỏ và đắp băng, nếu là vết thương không quá sâu và chảy máu ít thì sẽ có hiệu quả ngay
Chữa hen suyễn: Lấy phần thân (phần thân chính của cây lá dong là phần gốc của cây dong, không lấy phần trên mặt là thân giả) sau đó rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô rồi sắc với nước uống hàng ngày
Trên đây là những thông tin về lá dong và công dụng của nó, hi vọng sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức bổ ích, chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh và thành công!