
Thoát vị đĩa đệm – Căn bệnh ai cũng có thể mắc phải
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, thế nhưng không phải ai cũng biết được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là như thế nào?
Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm này nhé!
Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì
Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống chính là đau lưng. Và cột sống thắt lưng cùng với cột sống cổ là hai khu vực thường bị thoát vị đĩa đệm nhất.
Giữa hai thân đốt sống có một phần được gọi là nhân, phần nhân này được cấu tạo từ sụn. Tác dụng của nhân là hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai phần đốt sống, đồng thời giúp hoạt động giữa các đốt sống được thuận lợi hơn.
Thế nhưng theo tuổi tác tăng cao, nhân đệm sẽ trở nên khô cứng do mất dần thành phần nước, cụ thể là chúng sẽ dễ gãy, giòn, trượt ra khỏi vị trí mà chúng phải nằm, là khu vực giữa hai đốt sống.
Trường hợp phần nhân đệm bị trượt nghiêm trọng, chúng có khả năng rất cao là chèn ép vào tủy sống hoặc dây thần kinh rồi gây cho bệnh nhân triệu chứng yếu, liệt.
==>> Xem ngay Bạn cần biết : Triệu chứng và cách trị bệnh rối loạn tiền đình
Triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm
Đa số thoát vị đĩa đệm thường không xuất hiện các triệu chứng, triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm bị trật trên xương sống.
Một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm như thay đổi trong tiểu tiện lẫn đại tiện, đau cổ, ngứa ran, đau lưng, nhức đầu, mệt mỏi.
Ngoài ra còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác nhưng không được đề cập ở trên. Các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm này.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Trường hợp các cơn đau ở cổ và lưng lan xuống tay và chân, nhất là cảm giác đau kèm với mệt mỏi, ngứa ran, tê thì hãy ngay lập tức đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Ở mỗi người khác nhau thì tình trạng bệnh lý cũng sẽ hoàn toàn khác nhau, để được chuẩn đoán bệnh và điều trị một cách tốt nhất thì các bạn hãy luôn thảo luận cùng bác sĩ của mình.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì
Nếu bị va chạm mạnh vào vùng lưng hoặc té ngã thì các bạn cũng có khả năng bị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là kết quả khi cơ thể dần lão hóa đi, tức là bạn lớn tuổi thì phần nhân đĩa đệm sẽ dần dần mất hết nước. Điều này làm cho chúng trở nên khô cứng, dễ trượt, rạn, gãy, thậm chí chỉ với một cái vươn người hoặc xoay.
Cho nên các bạn phải kết hợp cả ba cơ là cơ đùi, cơ lưng và cơ chân khi muốn nâng vật nặng. Nếu cúi người hoặc đứng thẳng mà chỉ sử dụng cơ lưng để nâng vật nặng cũng rất dễ gây thoát vị đĩa đệm.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
- Chơi những môn thể thao tác động mạnh
- Lặp đi lặp lại nhiều lần một số hoạt động vặn xoay quá mức hoặc cúi gập người.
- Hút thuốc
- Béo phì: Phần đĩa đệm lưng dưới của bạn sẽ bị cân nặng gây áp lực lên
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc phải căn bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ khá cao là sẽ bị thoát vị đĩa đệm.
Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm
Cà nam lẫn nữ đều có thể bị tác động bởi bệnh thoát vị đĩa đệm, 30-50 tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh nhất. Sau khi được điều trị đúng cách, tình trạng của hầu hết bệnh nhân sẽ được cải thiện.
Các bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh, để biết thêm thông tin các bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị hiệu quả thoát vị đĩa đệm
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vì những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên từ các chuyên viên y tế.
Những kỹ thuật y tếdùng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng, chụp X quang cùng với tiền sử bệnh của bạn mà cho ra kết quả bạn có bị thoát vị đĩa đệm hay không.
Với trường hợp nặng, để có thể chuẩn đoán chính xác và xác định mức độ của bệnh thì bệnh nhân có thể cần phải chụp cộng hưởng từ MRI.
Những phương pháp dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm
Việc chữa bệnh phần lớn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Đến 95% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phần thắt lưng không cần phẫu thuật nhưng vẫn thuyên giảm đáng kể. Và trong vài tuần là có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Thuốc thả lỏng cơ lưng và giảm đau là hai loại thuốc mà bác sĩ có thể kê cho bạn. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế các vận động mạnh, tập thể dục cường độ nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vật lý trị liệu sẽ bao gồm những bài tập giúp phần lưng khỏe hơn và giảm các cơn đau.
Trường hợp vật lý trị liệu kết hợp với thuốc mà vẫn không cải thiện được tình trạng của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chích thuốc vào khu vực bị ảnh hưởng.
Nếu sau vài tuần điều trị mà các triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phải phẫu thuật. Các bạn cũng có thể tham khảo cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp Đông y.
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho tình trạng thoát vị đĩa đệm
Sau đây là một số chế độ sinh hoạt và thói quen tốt giúp bệnh nhân có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh:
- Ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ điều trị về khoảng thời gian mà các bạn có thể hoạt động và làm việc bình thường trở lại.
- Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ, hạn chế tối đa các hoạt động mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Khi triệu chứng của bạn nặng hơn hãy ngay lập tức đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ của mình.
- Nếu bạn bị đau tê khu vực bàn tọa, bị yếu đột ngột ở các bộ phận trên cơ thể, tê liệt ở chân hoặc là khó đại tiện, tiểu tiện hãy gọi cho bác sĩ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm được chia ra nhiều mức độ, nhẹ chỉ gây đau mỏi vùng lưng, nặng sẽ rối loạn cảm giác vùng thần kinh bên dưới hoặc gây yếu, liệt.
Sẽ tùy thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay bảo tồn nội khoa.
Từ khi còn trẻ các bạn có thể phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách không khuân vác nhiều đồ vật nặng, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức mạnh, mang vật nặng đúng tư thế.
Kết
==>> Xem thêm Nguyên nhân và cách trị gout ai cũng cần phải biết
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm này. Nếu thấy thông tin có ích thì các bạn hãy chia sẻ để người thân của mình cũng có cơ hội biết được căn bệnh thoát vị đĩa đệm là gì nhé!