Sa Nhân: Công dụng trị bệnh và hướng dẫn cách sử dụng

Deal Score-1
Deal Score-1

Các bệnh về đường tiêu hóa tấn công không chừa một ai, khi các loại thuốc Tây ngày nay bị nhiều người “dè chừng” bởi tác dụng phụ còn tồn đọng khá nhiều và dể tái phát. Do đó, dần dần nhiều người hướng đến các bài thuốc y học cổ truyền để vừa đảm bảo an toàn, vừa đat hiệu quả cao. Sa nhân từ lâu đời nay biết đến là một vị thuốc nam chuyên điều trị các bệnh về tiêu hóa. Vậy sa nhân là gì? Công dụng cụ thể ra sao? Và cách sử dụng như thế nào? Tất cả đều có trong bài viết sau.

Vài nét về hạt sa nhân

Tên gọi khác

Hạt đậu khấu, súc sa mật, dương xuân sa, thảo quả

Tên khoa học

Fructus amomi và thuộc họ Gừng (nhìn bề ngoài cây rất giống với củ riềng tuy nhiên do rễ không phát triển thành củ)

Khu vực phân bố

Cây sa nhân được tìm thấy nhiều ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Lào.

Ở nước ta, có thể tìm thấy sa nhân nhiều ở miền núi phía Bắc và miền Trung như: Bắc Cạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Tây Bắc, Thái Nguyên, Hòa Bình.

Đặc điểm của sa nhân

Sa nhân thuộc thực vật thân thảo. Cây trường thành cao khoảng 2-3 m. Lá mọc so le, mặt lá láng bóng và có màu xanh thẫm, phiến lá hình trái xoan, ra hoa màu trắng và có đốm tía, hoa mọc thành chùm, quả hình tròn hoặc thun trứng, mỗi quả có ô mang 3 hạt và có màu nâu sẫm, đặc biệt có mùi thơm nồng rất đặc trưng

Đọc thêm  Rau Nhút – An Thần, Mát Gan, Điều Trị Bướu Cổ Bạn Nên Biết

sa nhân thần dược cho sức khỏe

Sa nhân thần dược cho sức khỏe

Bộ phận dùng

Hạt sa nhân là bộ phận được dùng làm thuốc

Thu hái và chế biến

Thu hái: Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào mùa hè mỗi năm, tháng 7-8 lúc trời khô ráo vào không ẩm ướt

Chế biến: Sau khi thu hoạch những quả sa nhân, cần phơi khô dưới 3-4 nắng hoặc đem sấy khô. Lưu ý, cần phơi nguyên cả phần vỏ. Sau khi quả khô, tách bỏ phần vỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô để đảm bảo được chất lượng hạt không bị giảm xuống

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, quả sa nhân có chứa khoảng 2-3% tinh dầu, ngoài ra các thành phần hóa học chứa trong tinh dầu như: phelandren 2,3%, saponin 0,69%, d-camphor 33%, d-borneola 19%, l-limonen 7%, linalola, ,…

Công dụng của sa nhân

Sa nhân có vị cay, tính ôn và tác dụng vào các kinh là tỳ, thận và vị

Cụ thể sa nhân có công dụng sau:

– Điều hòa khí huyết trong cơ thể

– Tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường chức năng tiêu hóa và giúp tiêu hóa tốt hơn

– Điều trị viêm dạ dày, đại tràng mãn tính hiệu quả

– Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng

– Tác dụng an thai

– Tác dụng trừ phong thấp và giảm đau

Đối tượng sử dụng sa nhân

Sa nhân thường được sử dụng cho những trường hợp ăn uống khó tiêu, bụng đầy hơi, ợ chưa, tiêu chảy kém, phụ nữ có thai, đặc biệt là những trường hợp sau:

Đọc thêm  Cây tía tô (Perilla frutescens): Đặc điểm, lợi ích và cách chăm sóc

– Người bị đầy bụng và khó tiêu

– Trường hợp bị tiêu chảy

– Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính

– Người bị viêm dạ dày

– Phụ nữ thai nghén hay nôn

– Phụ nữ bị động thai

– Trẻ em bị sâu răng

– Người bệnh xơ gan cổ trướng

Cách dùng và liều lượng dùng sa nhân

 Điều trị đầy bụng, khó tiêu:

6g sa nhân, 12 sơn trà, 3g kê nội kim, 12g hạt sen, 12g thần khúc cho tất cả các vị sắc với nước uống hàng ngày, 1 ngày 2 -3 lần

Chữa bệnh viêm đại tràng mãn tính:

10g bột sa nhân, 30g bột sắn dây, 5g bột mộc hương và nấu cháo ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính

Điều trị viêm dạ dày:

Sa nhân tán bột nấu canh với dạ dày lợn ăn hàng ngày

sa nhân điều trị hiệu quả bệnh dạ dày

Sa nhân chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Điều trị đại tràng mãn tính:

Sa nhân và mộc hương mỗi vị 1g đem tán thành bột cùng với 30g bột sắn dây và đường cát với lượng vừa đủ, đem các nguyên liệu trên nấu thành cháo để dùng và mỗi ngày dùng 2 lần, dùng cháo khi còn nóng

Điều trị thai nghén, hay nôn:

Bài thuốc 1: 30g gạo tẻ nấu cháo và trộn với 3g sa nhân đã sao qua và nghiền mịn, đun cho sôi và để lửa nhỏ, sau đó nên gia vị vừa ăn, nên ăn cháo nóng vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

Đọc thêm  Táo Mèo – Đừng Quên Ngâm Với Rượu Vừa Ngon Lại Vừa Tốt

Bài thuốc 2: 3g sa nhân, 1 con cá diếc cùng với hành, gia vị, gừng tươi. Cá diếc làm và rửa sạch, sau đó cho sa nhân vào bụng và nấu nhừ, nêm thêm gia vị, chị em nên ăn nóng. Bài thuốc này còn dành cho phụ nữ tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời hoặc phù nhẹ 2 chân

Trị tiêu chảy với các biểu hiện như tay chân lạnh, bụng sôi, phân sống, kém ăn, chướng bụng:

Sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế, vỏ rụt mỗi vị khoảng 8g kết hợp chung với tục đoạn, phá cố, củ mài, bổ chính sâm mỗi vị 12g tất cả các vị thuốc đem tán mịn, mỗi ngày dùng khoảng 20g hòa ta với nước và uống ngày 2 lần, sáng và tối.

Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày mạn tính:

6g sa nhân, 1 cái dạ dày lợn làm sạch và thái chỉ, nấu thành món canh, 1 liệu trình là 10 ngày bạn nên sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm thì ngưng

Điều trị sâu răng:

Dùng sa nhân nghiền thành bột và chấm vào chỗ răng đau 1 lúc sẽ hết đau

Khi mua hạt sa nhân bạn cần lưu ý chọn những địa chỉ uy tín chất lượng để đảm bảo hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh bạn nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar