Bạn cần biết : Triệu chứng và cách trị bệnh rối loạn tiền đình

Deal Score0
Deal Score0

Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể tường tận hơn nữa về căn bệnh rối loạn tiền đình mà ai cũng có khả năng mắc phải này nhé!

Bệnh rối loạn tiền đình là gì

Bệnh rối loạn tiền đình chính là tình trạng khu vực não cùng với tai trong bị tổn thương làm cho cơ thể bệnh nhân mất khả năng kiểm soát cân bằng.

Bệnh khiến cho người bệnh mất khả năng kiểm soát cân bằng

Bệnh khiến cho người bệnh mất khả năng kiểm soát cân bằng

Ngoài ra căn bệnh rối loạn tiền đình này cũng có thể do các yếu tố khác gây ra như môi trường sống và di truyền .

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Những bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn tiền đình thường hay xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:

  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Rối loạn thị giác, thính giác
  • Mất phương hướng không gian
  • Mất cân bằng…

Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi căn bệnh rối loạn tiền đình sẽ có các dấu hiệu như tìm kiếm sự chú ý, thiếu tập trung, quá lo lắng, lười biếng.

Họ có khả năng gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày tại trường học hay nơi làm việc, hoặc thậm chí là rời khỏi giường ngủ vào mỗi buổi sáng.

Các bạn có thể gặp phải các triệu chứng không được đề cập ở trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kì thắc mắc nào về các dấu hiệu của bệnh.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu các bạn có bất kỳ triệu chứng rối loạn tiền đình hoặc là dấu hiệu nào đã nêu ở trên hay thắc mắc nào thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp cho các bạn ngăn ngừa diễn tiến bệnh nặng hơn và tránh được cả các tình huống phải cấp cứu, cho nên hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh được tình trạng này.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Căn bệnh này có thể được gây ra bởi rối loạn tuần hoàn máu, tai bị nhiễm vi khuẩn, virus, hay chấn thương ở vùng đầu ảnh hưởng đến não bộ hoặc tai trong.

Ở một số người khi lớn tuổi sẽ gặp vấn đề về cảm giác cân bằng. Theo như kết quả của các nghiên cứu thì vấn đề này là do sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính gây ra.

Nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn tiền đình

Các đối tượng thường mắc bệnh

Ước tính có khoảng 35% người lớn từ độ tuổi 40 trở lên, tức là khoảng 69 triệu người mắc phải chứng bệnh rối loạn tiền đình.

Thế nhưng các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này bằng cách thức giảm thiểu tất cả các yếu tố nguy cơ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết.

Một số yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Tiền sử bị chóng mặt: Nếu trước đây các bạn đã từng bị chóng mặt có rất có khả năng trong tương lai sau này sẽ bị rối loạn tiền đình.

Tuổi tác: Đối với những người lớn tuổi họ rất dễ gặp phải các bệnh lý gây chóng mặt, đặc biệt nhất là cảm giác bị mất thăng bằng, cũng có khả năng sử dụng nhiều thuốc sẽ gây ra chứng chóng mặt.

Điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình

Lưu ý những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây không thể thay thế cho lời khuyên từ các bác sĩ hay chuyên viên y tế. Nên khi có vấn đề về sức khỏe các bạn hãy trực tiếp tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện khám lâm sàng kết hợp với sử dụng thông tin trong bệnh sử để tiến hành các xét nghiệm chuẩn đoán nhằm có thể đánh giá chức năng của hệ tiền đình đồng thời loại trừ một số nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.

Sau đó là sẽ bắt đầu tiến hành các quy trình kiểm tra như:

  • Ghi điện rung giật nhãn cầu: Ở quy trình này chỉ xét nghiệm điện hoặc là chỉ một nhóm các xét nghiệm và dùng các điện cực vô cùng nhỏ đặt lên khu vực da xung quanh mắt. Nhằm đo sự chuyển động của mắt để có thể đánh giá các triệu chứng của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề có liên quan đến thần kinh.
  • Xét nghiệm xoay vòng: Đây là một phương pháp dùng các điện cực hoặc kính video để theo dõi chuyển động của mắt để đánh giá khả năng tai trong và mắt làm việc với nhau như thế nào.
  • Xét nghiệm âm ốc tai: bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào tóc với hàng loạt các cú nhấp được tạo ra bởi một chiếc loa nhỏ chèn vào trong phần ống tai, phương pháp này sẽ cung cấp cho bác sĩ biết được thông tin về các tế bào lông trong ốc tai làm việc như thế nào.
  • MRI: Đây là phương pháp dùng sóng radio cùng với từ trường để tạo ra hình ảnh cắt ngang của các mô cơ thể được quét, từ đó phát hiện ra đột quỵ, các khối u và cả sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây ngất hoặc là chóng mặt.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh

Cần kết hợp nhiều biện pháp để năng cao hiệu quả trị bệnh

Cần kết hợp nhiều biện pháp để năng cao hiệu quả trị bệnh

Dựa vào các xét nghiệm chẩn đoán, triệu chứng, kết quả khám lâm sàng, bệnh sử và cả tổng trạng mà sẽ đưa ra phương pháp điều trị rối loạn tiền đình như sau:

  • Tập thể dục tại nhà: Là một phần quan trọng không thể thiếu của quá trình điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn cũng như chỉ định cho bệnh nhân các bài tập liệu pháp pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp. Và để bệnh nhân có thể giảm bớt căng thẳng, đồng thời tăng cao năng lượng thì sẽ được kết hợp thêm một chương trình thể dục tiến bộ.
  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Bệnh nhân sẽ áp dụng các bài tập mắt, đầu, cơ thể được thiết kế riêng nhằm rèn luyện não bộ để giúp nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình và phối hợp chúng bằng những thông tin thông qua việc nhìn cùng cảm nhận trong cơ thể.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Không ít người mắc chứng Ménière, tức là chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu và phù tích nội dịch thứ phát tin rằng chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống thì cũng sẽ giúp hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn.
  • Thuốc: Hầu hết những người mắc bệnh rối loạn tiền đình  đều thắc mắc nên uống thuốc gì? Thế nhưng việc dùng thuốc trong rối loạn tiền đình sẽ bị phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn đầu tiên, cấp tính hay mạn tính.
  • Phẫu thuật: Một khi các phương pháp nêu trên không thể kiểm soát được tình trạng chóng mặt và những triệu chứng khác thì bác sĩ sẽ đưa ra đề nghị phẫu thuật.

Những chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh rối loạn tiền đình

  • Tránh ra đường trong giờ cao điểm
  • Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh
  • Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn
  • Tránh làm việc hay đọc sách trên máy tính khi bạn đang ngồi xe lửa, xe hơi, xe buýt
  • Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng

Sau khi tham khảo bài viết trên thì các bạn đã có thể phần nào hiểu biết về căn bệnh rối loạn tiền đình rồi phải không nào?

==>> Xem thêm Thoát vị đĩa đệm – Căn bệnh ai cũng có thể mắc phải

Nếu thấy thông tin trên là có ích thì các bạn hãy dành tặng cho chúng tôi một lượt chia sẻ nhé, đó sẽ như là một lời động viên mà các bạn dành cho sự cố gắng của chúng tôi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar