Mắc Khén Hơn Cả Hương Vị Tây Bắc Mà Nó Còn Dùng Làm Thuốc

Deal Score0
Deal Score0

Nhắc đến đặc sản vùng núi Tây Bắc không thể thiếu mắc khén – mệnh danh là linh hồn ẩm thực Tây Bắc. Ăn một lần rồi bạn sẽ mãi không bao giờ quên được mùi vị, và tôi dám chắc bạn sẽ muốn mắc khén là gia vị hằng ngày trong bữa cơm gia đình mình! Hạt có mùi thơm đặc trưng, “mê hoặc” biết bao nhiêu người thực khách đường xa.

Vị Mắc khén không cay bằng trái ớt, không nóng bằng hạt tiêu mà tạo ra 1 vị tê rần rần nơi đầu lưỡi khi nếm. Mắc khén không những dùng để tấm ướp khi nướng thit, ướp thịt, cá, pha đồ chấm mà mắc khén còn dùng để ngâm rượu trị bệnh.

GIỚI THIỆU VỀ MẮC KHÉN

Tên gọi khác: cóc hôi, hoàng mộc hôi,…

Tên khoa học mắc khén: Zanthoxylum rhetsa và thuộc họ cam.

Phân bố: Mắc khén là thứ gia vị làm nên thương hiệu của món ăn cho người đồng bào dân tộc Thái, Mường. Mắc khén mọc hoang ở khu vực miền núi phía Bắc cụ thể như Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái,…

Thành phần hóa học:

Hạt mắc khén chứa nhiều tinh dầu, các hoạt chất khác như alkaloid, b-pinen, d-terpinen, 4-caren, chất kháng khuẩn,…Tinh dầu loa tỏa từ hoa có mùi rất thơm.

Đặc điểm nhận dạng cây mắc khén:

Mắc khén thuộc loại cây thân gỗ, có cây cao tới 11, thân thẳng, lá mọc đối xứng với nhau, vỏ thân xuất hiện nhiều gai, ở mép phiến lá có răng cưa. Hoa mắc khén ra rất sai, mọc thành chùm có màu vàng nhạt và ra hoa khoảng tháng 10-12 trong năm, mùi của hoa mắc khén nồng nàn mang đậm dấu ấn riêng của đại ngàn Tây Bắc.

Đọc thêm  Củ dền: Một "siêu thực phẩm" đầy lợi ích cho sức khỏe

Hạt mắc khén có mùi giống với vỏ cam tuy nhiên mùi nhẹ, dể chịu và thơm hơn. Hạt mắc khén được ví như “tiêu rừng” nhưng hoàn toàn không phải tiêu, nó độc đáo và có mùi thơm khác xa tiêu thường ngày chúng ta sử dụng nhé.

mắc khén tươi

Hạt mắc khén vừa được mới thu hái

Cách thu hoach mắc khén

Cây mắc khén khá cao nhưng vì thân có gai nên người dân phải dùng thang bằng tre già làm thành bậc phục vụ cho việc leo trèo dể dàng hơn. Lựa những quả chín hái cả chùm rồi buộc lại từng bỏ nhỏ, hong ở gác bếp cho khô, dùng gần làm gia vị hoặc làm thuốc.

Cách chế biến mắc khén đúng cách, giữ được trọn mùi vị và kéo dài thời gian sử dụng: lấy 1 lượng mắc khén vừa đủ, bắt lên chảo nóng rang đều và cho ra đợi 30-45 phút có thể giã nhỏ hay xay thành bột để là gia vị.

CÔNG DỤNG CỦA MẮC KHÉN

Hầu hết chúng ta nghĩ rằng, mắc khén cũng giống như tiêu hay ớt chỉ là một gia vị dùng cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sự có mặt của mắc khén khiến bạn sẽ mê mẩn cơm nhà hơn đấy, bởi đây là gia vị nổi tiếng nó làm món ăn của gia đình bạn thêm hấp dẫn, thơm ngon bội phần. Ngày nay, mắc khén trở thành gia vị “huyền bí” để níu chân thực khách ở các nhà hàng, quán ăn khắp 64 tỉnh thành phố Việt Nam.

Đọc thêm  Tác dụng của Cải bẹ trắng: Lợi ích cho sức khỏe và cách sử dụng

Ngoài ra mắc khén sẽ khiến bạn bất ngờ bởi công dụng khác, do có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Ngày nay, ở các tiệm spa bạn có thể dể dàng bắt gặp tinh dầu mắc khén với mùi thơm dịu nhẹ, cho bạn cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn thoải mái.

Hạt mắc khén chứa nhiều chất kháng khuẩn, do đó người có sử dụng hạt mắc khén có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch tốt để chống chọi lại nhiều bệnh tật khác nhau.

Các chất ở vỏ mắc khén như d- terpinen, d-a-phellandren, b- pipnen,… hỗ trợ điều trị các tình trạng về hệ tiêu hóa như đầy hơi, mất trương lực của dạ dày, tăng sức đề kháng ở hệ tiêu hóa nhờ các chất kháng khuẩn.

Ngoài ra, nhiều người còn ngâm mắc khén với rượu để xoa bóp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Như vậy có thể thấy, mắc khén không chỉ đơn thuần là gia vị, là linh hồn của ẩm thức Tây Bắc mà nó còn là vị thần dược bổ ích cho sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của con người.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HẠT MẮC KHÉN

Khác với các gia vị khác, thao tác sơ chế hạt mắc khén khá quan trọng quyết định nên độ thơm ngon tuyệt đỉnh của loại gia vị tuyệt mỹ này. Nếu bạn mua hạt xay nhuyễn sẵn thì chỉ việc sử dụng, còn bạn mua hạt mắc khén còn thô nguyên hạt thì nên chế biến theo cách sau:

Đọc thêm  Tinh dầu thông đỏ: Công dụng, cách sử dụng và lợi ích

Bước 1: Bạn cho hạt mắc khén lên chảo rang trên lửa nhỏ, đảo đều tay. Tránh rang ở lửa quá lớn hoặc đảo không đều tay thì mắc khén bị cháy và mùi vị sẽ mất đi ít nhiều.

Bước 2: Sau 2 đến 3 phút, khi thấy mắc khén ngả vàng kèm mùi thơm dịu nhẹ, bạn có thể tắt bếp và đổ ra một cái khay.

Bước 3: Bạn cần đợi mắc khét nguội trong vòng 30-45 phút, bởi nếu xay mắc khén còn nóng sẽ không tạo được độ mịn và mất đi nhiều tinh dầu quý vốn có.

Mắc khén dùng làm gia vị tẩm ướt thịt trâu gác bếp, gà nướng, cá nướng, hay làm nước chấm rất ngon, lưu ý chỉ dùng 1 lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều, món ăn sẽ bị đắng. Đặc biệt là nướng với thịt trâu bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm quyến rũ, vị cay cay the the đầu lưỡi của hạt hòa quyện cùng vị đậm đà của thịt trâu khiến bạn ăn 1 lần là nhớ mãi.

Thịt trâu gác bếp mắc khén

Thịt trâu gác bếp không thể thiếu mắc khén

Đặc biệt, mắc khén có thể dùng để ngâm rượu: Lấy 500g hạt khô ngâm với khoảng 1,5 lít rượu và dùng để làm thuốc xoa bóp có tác dụng giảm bầm tím, tụ máu, giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Đừng quên chia sẻ bí quyết dùng hạt mắc khén và những công dụng tuyệt vời của nó bằng cách share bài viết này cho mọi người cùng biết nhé!

Đọc thêm  [SỰ THẬT] Hypercare Chính Hãng Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar