Cây Hương Nhu – Những Công Dụng Bất Ngờ Và Cách Sử Dụng

Deal Score0
Deal Score0

   Cây hương nhu với mùi thơm dịu nhẹ đã trở thành cây thuốc quý của nhiều người nông nghèo Dung dị, bình thường nhưng không tầm thường đó chính là hương nhu. Ngày còn bé tôi thường thấy những người mắc bệnh hôi miệng thường dùng lá hương nhu để điều trị và rất hiệu quả, bây giờ lớn lên rồi tôi mới tìm hiểu và biết rằng ngoài công dụng trị hôi miệng, cây hương nhu còn điều trị rụng tóc, trẻ em tóc mọc chậm, điều trị cảm cúm cảm cúm, nhức đầu,… mặc vậy nhiều người còn chưa biết về cây thuốc quý này, cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về loài cây này cũng như công dụng của nó nhé!

1. Phân loại

Hương nhu có 2 loại là hương nhu tía và hương nhu trắng, công dụng của 2 loại này giống nhau

 Cây hương nhu tía

Hương nhu tía còn có tên gọi là é tía, é rừng, thân nhỏ và cao từ 1.5-m. Có cành thân có màu tím, có ông. Lá thuôn hình trứng, mọc đối xứng và có gân màu tím. Hoa có màu tím, mọc thành nhiều chùm ở ngọn, khi vò nát lá và hoa tỏa ra mùi thơm của đinh hương.

Hiện nay hương nhu được trồng nhằm lấy nước uống, trị đau đầu, lấy làm lá xông cho người ốm. Đặc biệt, hương nhu tía là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y.

Đọc thêm  Sốt siêu vi : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

hương nhu tia

Hương nhu tía

hương nhu trắng

Hương nhu trắng

Cây hương nhu trắng

Hương nhu trắng còn có tên gọi khác là é lớn, húng giổi tía, cây cao hơn hương nhu tía, lá mọc đối xứng và có hình trứng nhọn, gân chính lá có lông, hoa mọc theo chùm đơn.

Khác với hương nhu tía hương nhu trắng có mùi hắc khó uống nên chủ yếu được trồng để khai thác làm tinh dầu

2. Tên khoa học

Herba Ocimi Gratissimi và thuộc học Hoa môi

3. Khu vực phân bố của cây hương nhu

Hương nhu là cây thân thảo, sống lâu năm và có nhiều lông, hóa gỗ ở gốc. Cây hương nhu thường mọc hoang ở nhiều bờ sông hay chân núi. Hương nhu là loài cây phát triển mạnh mẽ, do đó chúng phân bố thành từng vùng rộng lớn, diện tích có thể lên đến 2m

Cây hương nhu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta như: Ninh Bình, Nam Đinh, Hà Nam, Quảng Ninh, Hòa Bình,…

4. Thành phần hóa học của cây hương nhu

Thành phần chính của hương nhu gồm cavarol, transbergamotene, thymol, b-caryophyllene, humulene, bisabolene, camphene, limonene,…

5. Bộ phận dùng và cách thu hoạch

Làm thuốc chủ yếu sử dụng lá cây. Ngoài ra lá hương nhu có mùi thơm rất dể chịu do mùi hương tinh dầu của nó tỏa ra. Vì vậy hiện nay cây hương nhu là 1 trong những thảo dược chính được sử dụng trong ngành công nghiệp tinh dầu

Đọc thêm  Nha đam (Aloe vera): Công dụng, cách sử dụng và trồng cây Nha đam

Công dụng của cây hương nhu

Theo đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào 2 kình phế và vị. Công dụng chính của cây hương nhu như:

– Công dụng giải độc, sốt (hết hợp với các loại thảo dược khác để nấu nước xông làm cho ra mồ hôi)

– Điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả, an toàn

– Công dụng chữa chảy máu cam

– Hỗ trợ điều trị chứng miệng nôn nao, phù thũng

– Điều trị rụng tóc hiệu quả

– Giúp kích thích mọc tóc cho trẻ chậm mọc tóc

– Điều trị bệnh sốt rét

Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây hương nhu

Chữa cảm nắng, tiêu chảy, nôn mửa

12g hương nhu, 9g mộc qua, 9g tía tô và dùng để sắc uống trong ngày
Để tăng hiệu quả hơn bạn có thể dùng 500g hương nhu, 200g hậu phác tẩm gừng, 200g bạch biển đậu, sau đó tán nhỏ cả 3 vị và trộn đều với nhau cho 10g vào mỗi úi. Mỗi lần dùng lấy 1 túi hãm với nước sôi, khi nước nguội thì uống và nên dùng từ 1 đến 2 lần.
Ngoài ra để trị cảm nắng với các triệu chứng như đau đầu, nôn, ớn rét, tim hồi hộp, phát ban, miệng khác bạn có thể dùng bài thuốc sau: hương nhu, cát căn, diếp cá, điền cơ hoàng mỗi vị 12g, 8g thạch xương bổ, 4g mộc hương và sắc thang thuốc này với nước và uống trong ngày.

Đọc thêm  Phát ban HIV: Khám phá, phòng ngừa và điều trị

Điều trị hôi miệng

15g lá hương nhu tươi hoặc 10g lá hương nhu khô đun với nước để ngậm và súc hàng ngày, bạn nên kiên trì trong vòng 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt

Điều trị trẻ chậm mọc tóc, rụng tóc

40g hương nhu khô đun với 300ml nước để cho cô đặc thành dạng keo đặc và trộn với mỡ lợn để bôi đều lên đầu cho trẻ

Điều trị phù thũng, không mồ hôi và tiểu tiện đỏ

9g hương nhu, 12g ích mẫu thảo, 30g rễ cỏ tranh và sắc với 1 lít nước còn 600ml nước và uống như trà trong ngày, nên dùng liên tục từ 10 ngày trở lên

Điều trị viêm hô hấp ở trẻ

10g hương nhu, bán hạ, hoắc hương, hoàng cầm, kinh giới, phục linh, cam thảo mỗi vị 5g, đẳng sâm sắc với nước uống 4 đến 6 lần trong ngày

Chữa máu cam không cầm

Hương nhu khô tán thành bột mịn và mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội

Phòng đau đầu do nắng

Kinh nghiệm xưa của các cụ, để tránh cảm nắng thường dùng 1 nắm lá to đặt vào trong mũ rồi đội lên. Một số người còn quấn vào khăn cột đầu cũng có tác dụng tương tự

Những lưu ý khi dùng hương nhu

Măc dù cây hương nhu có nhiều tác dụng tuy nhiên bạn không nên tùy tiện khi dùng hoặc sử dụng quá liều. Cụ thể những trường hợp sau đây cần lưu ý:

Đọc thêm  Cây ngô đồng (Imperata cylindrica): Một loài thảo dược có ý nghĩa và ứng dụng đa dạng

– Những trường hợp người khí âm và âm khí không dùng được

– Người không có biểu ta không nên dùng

– Hương nhu có tính ôn vì thế không nên uống nóng vì có thể gây nôn mửa

– Người trúng nhiệt không nên dùng

– Người ra nhiều mồ hôi không nên dùng

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar