
Cây Bàng: Thần Dược Chữa Bệnh Bạn Không Nên Bỏ Qua
Giống như cây phượng vĩ, trong ký ức tuổi học trò của chúng ta đền gắn liền với cây bàng. Vào những bữa trưa hè, cây bàng như người mẹ che rợp bóng mát, làm dịu đi cái nắng oi bức, tới trường được xà mình vào bóng cây bàng mới mát lạnh, dể chịu làm sao.
Mùa đông ta thấy cây bàng như người cha già dang tay ra, che chở, bảo vệ cho ngôi trường và xoa tan đi cái lạnh buốt. Không chỉ là hình ảnh mang lại giá trị tinh thần cho con người, cây bàng còn đóng vai trò người thầy thuốc, trái bàng, lá bàng chữa được rất nhiều bệnh.
Để hiểu hơn về công dụng và cách sử dụng cây bàng vào y học, tham khảo ngay bài viết dưới đây.
GIỚI THIỆU VỀ CÂY BÀNG
Tên khoa học: Terminalia special
Họ: Combretaceae (Họ bàng)
Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ
Đặc điểm của cây bàng:
- Thân: Bàng là một loại cây to, có cây cao tới 25m, thân gỗ lớn, đường kính từ 40-80cm, tán lá rộng, mọc thẳng, đối xứng, cành xòe nằm ngang.
- Lá: Cây bàng có tán lá to, màu xanh thẫm, lá sẽ rụng sớm vào mùa khô, khoảng từ tháng 3-5, trước khi rụng lá chuyển sang màu đỏ hoặc màu nâu, do sắc tố như violaxanthin, lutein,…
- Qủa: Hình bầu dục, nhẵn dẹp có 2 bên dìa hẹp, đầu hơi nhọn, còn non màu xanh khi trưởng thành chuyển màu ngả vàng và khi chín chuyển sang màu nâu đỏ, cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt có nhân trắng và chứa nhiều dầu, mùa cây bàng có quả từ tháng 8 – 10.
Phân bố và thu hoạch:
Hầu như ở khắp nơi trên đất nước ta đều trồng cây bàng làm bóng mát.
Công dụng làm dược liệu quý có ở lá, vỏ và hạt.
Thành phần hóa học:
Theo các nhà khoa học, lá bàng có chứa tannin ở vỏ thân chứa từ 30-30% tannin pyrogalic và tannin catechic. Vỏ cành cũng chứa 12% tannin.
Nhân hạt có chứa 50% dầu béo màu vàng hay lục, vị ăn rất ngon, cảm giác như là dầu hạnh nhâ. Bạn biết đấy, việc tách nhân quả bảng, đòi hỏi nhiều công sức, vì thế hiệu quả kinh tế kém nên ít đơn vị dùng bàng làm công nghiệp cả
CÔNG DỤNG CỦA CÂY BÀNG
- Cây bàng được nhiều người dùng vỏ để chữa lị, ỉa chảy, rửa vết thương, vết loét
- Lá bàng được dùng để chữa cảm sốt, ra mồ hôi, chữa tê thấp
- Lá bàng có chứa chất ngăn cản ung thư và các đặc trung chống oxi hóa và chống phá hủy bộ nhiễm sắc thể
- Búp non dùng để trị ghẻ, trị sâu quảng, sắc đặc ngậm trị sâu răng
- Vỏ bàng được dùng để rửa vết loét, vết thương, giảm sưng, tiêu mủ, trị tiêu chảy
- Sắc vỏ bàng uống nước có thể điều trị bệnh lậu, đau dạ dày, tiểu đường, hỗ trợ tim, giảm đau đầu, lợi tiểu,…
CÁCH SỬ DỤNG CÂY BÀNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
Chữa cảm sốt với lá bàng
- Dùng 15g lá bàng rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ và trộn với kinh giới khô 10g, bạc hà khô 12g, vỏ quýt khô 12g
- Đem tất cả sắc lấy nước uống, uống liền khi còn nóng, cơ thể sẽ toát mồ hôi và có tác dụng giải cảm hiệu quả
Chữa viêm loét
- Lấy lá bàng non, càng non càng có nhiều nhựa.
- Khoảng 500g cho lá bàng vào nồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút để các chất trong lá ra hết.
- Bỏ lá, để ấm vào nhẹ nhàng ngâm vết vào nước khoảng 3-5 phút.
- Sau đó thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không được rửa vết thương bằng nước khác) có thể kết hợp với các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để vết thương nhanh lành hơn.
Tăng cường sinh lý nam
- Hạt bàng được chứng minh có thể giúp hồi phục, cải thiện chức năng của các cơ quan sinh sản ở nam giới.
- Dùng hạt bàng ăn sống hoặc nướng lên để ăn giúp điều tiết tình trạng xuất tinh, loãng tinh và kéo dài thời gian quan hệ.
Chữa nhiệt miệng, viêm lợi
- Hái 7-10 lá bàng bánh tẻ, ¼ thìa café muối và 250ml nước.
- Có thể giã nhuyễn hoặc cho vào máy say sinh tố để lọc lấy nước cho vào lọ thủy tinh, dùng tăm bông thấm dung dịch và cho vào chỗ bị viêm hoặc nhiệt miệng, giữ trong vòng 10-15 phút, chia làm 2 lần/ ngày.
- Phần còn lại bạn có thể bỏ tủ lạnh dùng trong tuần mà không sợ bị hư hòng vì tính kháng khuẩn có trong lá bàng khá cao.
Trị chàm má
- Đun nước là bàng tắm rửa một vài lần bạn sẽ thấy bệnh chàm có tiến triển tốt
Lá bàng trị bệnh dạ dày
– Mặc dù lá bàng nằm trong danh sách những loại lá có thể hỗ trợ và điều trị tốt bệnh dà dày, tuy nhiên nó không phải là loại lá đặc trị bệnh mà chỉ có tác dụng ở một giai đoạn và mức độ nào đó.
– Cụ thể, bạn có thể sử dụng lá kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ giúp rút ngắn thời gian điều trị và cho kết quả tốt hơn.
Để dùng lá bàng trong hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày bạn có thể:
- Lấy một nắm lá bàng non rửa sạch
- Cho tất cả lá bàng non vào một chiếc nồi, cho thêm khoảng 2 lít nước và đun sôi
- Khi nước đã sôi, bạn đun lửa nhỏ thêm khoảng 5-10 phút để các chất trong lá bàng ra hết, sau đó đổ phần nước này vào một chiếc bình thủy giữ nhiệt
- Sử dụng nước là bàng ấm này thay cho nước lọc và uống hàng ngày, bạn sẽ bất ngờ với dấu hiệu thuyên giảm của bệnh dạ dày, kiên trì sửng dụng trong vòng 1 tháng để có kết quả cao.
Lá bàng trị bệnh đau dạ dày rất hiệu quả
Chữa bệnh phụ khoa
– Lá bàng tươi đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe con người, trong đó phải kể đến chữa bệnh phụ khoa. Cụ thể
- Lấy tầm 10-15 lá bàng bánh tẻ
- Rửa sạch, để ráo nước cho vào 1 lít nước đun sôi và thêm vào 3 thìa café muối
- Đun khoảng 30 phút để chất kháng sinh tannin tiết ra hết
- Đổ ra cho nguội và dùng khăn bông mềm, sạch thấm vào nước là bàng và nhẹ nhàng lau rửa ngoài vùng kín. Nên thực hiện 3 – 5 lần/ tuần.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LÁ BÀNG
Bản chất lá bàng là vị thuốc quý của người Việt ta, được khoa học công nhận và kiểm chứng. Tuy vậy, hiệu quả, tác dụng của nó còn phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh lý của mỗi người.
Trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ
Đối với những trường hợp bệnh nặng cần có sự can thiệp của bác sĩ, không được sử dụng lá bàng để tránh hậu quả không mong muốn xảy ra.
Đừng quên chia sẻ những thông tin bổ ích này cho mọi người nhé!