Bạch Đàn Loài Cây Quen Thuốc Có Tác Dụng Chữa Bệnh Bạn Đã Biết

Deal Score0
Deal Score0

      Hơn cả một loài cây lấy gỗ –  bạch đàn với tinh dầu dể chịu đã trở thành loại cây quen thuộc của nền công nghiệp sản xuất tinh dầu, trong thời gian gần đây khi khoa học nghiên cứu mở rộng phạm vi, tận dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên, đã có những công trình nghiên cứu lớn và chứng minh được công dụng tuyệt vời của cây bạch đàn. Vậy cây bạch đàn trị được những bệnh gì, cách dùng và liều lượng ra sao, nếu quan tâm đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Tìm hiều về cây bạch đàn

Tên gọi khác

Khuynh diệp, đàn hương trắng

Tên khoa học

Euccalyptus sp, bạch đàn là loài thực vật có hoa và thuộc họ Đào kim nương

Theo thống kê hiện nay có tới hơn 700 loài bạch đàn trên thế giới, tại Việt Nam có 3 loài chính là Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng và Bạch đàn chanh

Đặc điểm của cây bạch

Cây bạch đàn là loại thân gỗ to, cỏ mềm và bong thành từng mảng để lộ vỏ thân màu vàng sáng.

Cây có nhiều nhánh và cành non có 4 cạnh

Lá già mọc so le, hình liềm dài và hẹp, lá non mọc đối, không cuống và phiến lá hình trứng, có màu lục phủ sáp.

Hoa thường mọc ở nách lá, có màu trắng và quả hình chén

lá bạch đàn có nhiều công dụng tuyệt vời

Lá bạch đàn có nhiều công dụng tuyệt vời

Cách thu hái và chế biến bạch đàn

Theo y học cổ truyền lá bạch đàn là bộ phận được dùng làm thuốc. Người dân thường dùng lá tươi hoặc lá khô.

Đọc thêm  Suy Nhược Cơ Thể: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa

Lá bạch đàn có thể sử dụng làm thuốc trực tiếp mà không cần chế biến gì thêm

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lá bạch đàn chỉ được dùng ngoài da

Phân bố cây bạch đàn

Cây bạch đàn xuất hiện hầu hết ở các bản địa Australia, một số ở New Guinea, Indonesia, Philipines, Đài Loan,…

Tại nước ta, cây bạch đàn phân bố rộng rãi ở khắp nơi, từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Cây bạch đàn từ bao đời nay đã trở thành người bạn quen thuộc của người dân nước ta, nó được trồng nhiều để phát triển hệ sinh thái rừng, giúp bảo vệ môi trường tự nhiên, phòng chống cháy rừng, đặc biệt bạch đàn là loài cây quan trọng trong ngành lâm nghiệp nước ta.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu trong cây bạch đàn chứa lượng lớn tinh dầu có mùi thơm rất dể chịu thường được gọi là tinh dầu khuynh diệp

Với mỗi loại bạch đàn sẽ ứng với hàm lượng và thành phần tinh dầu khác nhau, cụ thể bạch đàn trắng có 60-70%, bạch đàn liễu có 30-50% và bạch đàn chanh có hơn 70% hàm lượng tinh dầu.

Tác dụng ít người biết của cây bạch đàn

Theo y học cổ truyền

  • Lá bạch đàn có rất nhiều công dụng điển hình:
  • Điều trị ho, thông đờm
  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Chữa bệnh hôi nách
  • Hỗ trợ hiệu quả bệnh ghẻ, ngứa ngoài da
Đọc thêm  Rệp giường: Khám phá và kiểm soát loài côn trùng gây phiền toái

Nhờ vào hàm lượng tinh dầu lớn trong bạch đàn cùng với mùi hương dể chịu, tinh dầu bạch đàn còn có tên gọi là tinh dầu khuynh diệp. Đây là loại tinh dầu có giá trị cao và được sử dụng rộng rãi trong y học cũng như công nghệ mỹ phẩm

tinh dầu bạch đàn trị ho hiệu quả

Tinh dầu bạch đàn trị ho hiệu quả

Theo y học hiện đại, cây bạch đàn cũng có nhiều công dụng tuyệt vời

Dùng lá bạch đàn để làm thuốc hãm, thuốc xông hoặc pha chế thành các dạng bào chế như siro cồn lá bạch đàn dùng trị ho, sát khuẩn đường hô hấp và chữa hiệu quả các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen,…

Các loại tinh dầu bạch đàn chanh được ở các khoa tai – mũi – họng trong một số bệnh viện dùng để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường tiêu hóa.

Ngoài ra, tinh dầu của bạch đàn dùng nhiều trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa cũng như các loại chất thơm khác.

Bạch đàn có công dụng tốt cho làn da

Tinh dầu bạch đàn rất tốt cho làn da, cụ thể nhờ và đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của hợp chất cineole, tinh dầu khuynh diệp rất có ích trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng da

Dùng lá bạch đàn chà xát rồi đắp lên da mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên vì dầu bạch đàn cực mạnh và khá độc nếu dùng quá liều.

Đọc thêm  Cải xoong: Một loại rau giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng

Cách dùng cây bạch đàn để chữa bệnh

Điều trị ho: Bạn dùng tinh dầu bạch đàn để bôi ngoài da, đặc biệt ở vùng cổ, họng, 2 bên thái dương. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá bạch đàn kết hợp với lá sả nấu với nước để xông hơi và tắm cũng mang lại hiệu quả tương tự

Dùng bạch đàn để trị đau nhức xương khớp: Dùng tinh dầu khuynh diệp (bạch đàn) để xop bóp vào những vùng cơ bị đau. Nếu không có tinh dầu bạn có thể dùng lá bạch đàn để lấy nước xông hơi

Chữa bệnh hôi nách: Lấy 1 nắm lá bạch đàn tươi và giã nát, chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày thực hiện 1 lần và kiên trì trong 1 tuần bạn sẽ cảm thấy được hiệu quả rõ rệt của nó

Chữa bệnh ghẻ, ngứa ngoài da: Dùng lá bạch đàn để đun nước và tắm hằng ngày. Do nước lá bạch đàn có mùi thơm của tinh dầu kết hợp với vị đắng giúp những con ghẻ phải bỏ khỏi nơi cư trú của mình.

Trên đây là bài viết xoay quanh vấn để cây bạch đàn và công dụng của nó. Đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích này cho nhiều người được biết nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar