Ba kích: Công dụng, Cách dùng và lưu ý cần biết

Deal Score0
Deal Score0

Nếu bạn đang trong tình cảnh mà “Chưa tới chợ mà đã hết tiền” thì hãy mau chóng tham khảo ngay bài viết về dược liệu ba kich từ pembehanim ngay sau đây nhé

Rất nhiều nam giới gặp trục trặc trong chuyện phòng the, họ có tâm sự với pembehanim.com chúng tôi rằng  “vì công việc áp lực, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chuyện chăn gối chẳng mơ màng, nhiều lúc cố lấy cảm xúc để thăng hoa trong cuộc yêu nhưng được một hồi thì dương vật lại ỉu xìu, chẳng thể lên nỗi. Bản thân cảm thấy bất lực, nhìn vợ khó chịu tôi thấy cam ghét bản thân mình”

Đừng để mình tụt dốc phong độ không phanh như vậy, hãy sử dụng ba kích, đặc biệt chọn ba kích tím để ngâm rượu có công hiệu bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý, “hóa hổ” khiến bạn tình phải đê mê. Để hiểu hơn về củ sâm ba kích bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về ba kích

Tên khác: Dây ruột già, ba kích thiên

Tên khoa học: Morinda officinalis stow, thuộc chi Nhàu, họ cà phê.

Phân bố: Cây ba kích có nguồn gốc lâu đời ở Trung Quốc và xuất hiện ở Việt Nam hàng trăm năm nay.

Cây được tìm thấy ở các vùng đồi núi, núi thấp và các tỉnh trung du phía Bắc mọc hoang dã ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình.

Đọc thêm  Hà thủ ô (Polygonum cuspidatum): Tổng quan về cây thảo dược hữu ích

Đặc biệt là ở Quảng Ninh, nhắc đến cây ba kích không thể quên địa danh này, hiện nay, tại địa phương này có truyền thống trồng ba kích để ngâm lấy rượu và như một nghề để kinh doanh, mưu sinh.

Miêu tả:

Ba kích là cây thuộc họ dây leo sống lâu năm, rễ cây phình to thắt lại từng khúc, thân cây mảnh và có lông mịn.

Lá đơn nguyên mặt đối chữ thập, lá thuôn nhọn hình bầu dục, phiến lá cứng, cuốn ngắn và có nhiều lông, khi về già lông ít đi. Lúc non lá có màu xanh, khi già có màu trắng và màu nâu tím khi khô.  Hoa mới nở màu trắng sau chuyển sang vàng. Quả ba kích hình cầu, lúc chín màu đỏ.

Thu hoạch ba kích:

Mua hoa kích nở vào tháng 5-6, quả từ tháng 7-10, củ độ trên 3 tuổi có thể thu hoạch.

Củ và rễ có thể dùng làm thuốc và chủ yếu người ta dùng củ

Khi thu hoạch củ ba kích được rửa sạch để ráo nước

Nên dùng dao để khứa nhẹ cho ba kích lộ phần lõi để tách bỏ lõi ra khỏi phần thịt, vì nhiều nghiên cứu cho rằng phần lõi có độc, hại tim

Phần thịt của ba kích dùng làm thuốc với cách chế biến quen thuộc là ngâm rượu

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu khoa học, rể củ ba kích chó chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, tinh dầu

Đọc thêm  Hạt Sen: Một Thực Phẩm Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe và Làm Đẹp

Đặc biệt củ ba kích tươi có chứa nhiều vitamin C 1 chất thiết yếu cho cơ thể người, lưu ý rễ khô không có

LƯU Ý PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BA KÍCH

Hiện nay, có rất nhiều người tiêu dùng không rõ các loại ba kích, mà dể bị thương nhân lừa gạt, cụ thể ba kích có 2 loại: ba kích trắng và ba kích tím

Ba kích tím: củ có màu vàng sậm riêng phần thịt có sắc tím, nhìn bằng mặt thường dể nhận biết

Ba kích tím có hiệu quả chữa bệnh cao

Ba kích trắng: Vỏ màu vàng nhạt, phần thịt màu trắng trong

ba kích trắng

Ba kích trắng không có tác dụng trị bệnh

Không ít người mua nhầm ba kích trắng giá thành cao nhưng khi ngâm rượu lại có màu trắng không chuyển sang màu tím đặc biệt cũng không có tác dụng trị bệnh.

Nên lưu ý, chỉ có ba kích tím mới có tác dụng tốt, hỗ trợ tăng cường sinh lực nam do đó khi chọn mua bạn cần lựa chọn chính xác, hơn nữa, ba kích tím có giá thành khá cao so với ba kích trắng.

CÔNG DỤNG CỦA BA KÍCH TÍM

Theo các chuyên gia, rễ hay củ của ba kích tím là dược liệu quý, có vị cay, tính ôn với nhiều công dụng:

  • Ba kích tím tác dụng ôn thận trợ dương, tăng cường sinh lực nam, điều trị yếu sinh lý
  • Khử phong thấp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và làm mạnh gân cốt
  • Nấu nước sắc ba kích uống có công hiệu hạ huyết áp, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị chứng mộng tinh ở nam giới
  • Kéo dài khả năng quan hệ và khả năng cương dương
  • Người cao tuổi dùng ba kích để cải thiện chứng mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ, tăng cường sự hoạt động của cơ xương khớp
Đọc thêm  Nha đam (Aloe vera): Công dụng, cách sử dụng và trồng cây Nha đam

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BA KÍCH

Người có âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều), táo bón không được dùng

Tránh lạm dụng quá mức rượu ba kích, mỗi ngày chỉ uống 3-4 ly nhỏ là được

Phụ nữ bị rong kinh không được dùng

CHẾ BIẾN BA KÍCH BẰNG CÁCH NÀO?

Cách chế biến ba kích khô

  • Chọn mua những củ ba kích có đường kích khoảng 0.5 cm trở lên và phơi nắng cho héo (héo là được không nên phơi khô)
  • Dùng chảy đập nhẹ phần thịt bẹp xuống lưu ý không đập nát
  • Sau đó đem đi phơi hoặc sấy khô đến khi chuyển màu tím hay hồng, ba kích nứt ra để lộ lõi bên trong
  • Cuối cùng bỏ phần lõi và lấy phần thịt cắt khúc và kết hợp với các loại thảo dược khác làm thuốc, hoặc sắc uống trực tiếp để chữa bệnh.

Cách ngâm rượu ba kích

  • Ba kích tươi rửa sạch, dùng sao nhẹ nhàng lấy lỏi bỏ đi
  • Với 1 ký ba kích tươi bạn có thể ngâm từ 2-4 lít rượu
  • Nên chọn rượu trắng nấu thủ công 40-50% để có được rượu đúng chuẩn
  • Sau đó bỏ ba kích vào bình thủy tinh và đổ rượu vào
  • Khoảng 1 tháng là bạn đã có 1 bình ba kích có màu tím đậm, mùi thơm đặc trưng, ngọt nhẹ

Khuyến cáo cho người tiêu dùng, hiện có nhiều cơ sở bán ba kích không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hoặc ba kích trắng kém chất lượng, do đó khi lựa chọn mua ba kích nên mua ở cơ sở uy tín, chất lượng và mua đúng ba kích tím để đạt chất lượng trong sử dụng.

Đọc thêm  Quả măng cụt: Một loại thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar