Biết Được Công Dụng Của Trần Bì (Vỏ Quýt) Bạn Sẽ Bất Ngờ Đấy!

Deal Score0
Deal Score0

  Nhắc đến trần bì (vỏ quýt) là nhắc đến một loại thảo dược quý trong bài thuốc y học cổ truyền của dân tộc,  là vị thuốc trị ho, viêm phổi, viêm phế quản. Để hiểu hơn về công dụng của trần bì, tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Tên gọi khác

Vỏ quýt, quất bì, hoàng quyết, thanh bì,….

Tên khoa học của trần bì

Citrus deliciusae Tenore và thuộc họ cam

Khu vực phân bố

Quýt đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc, cung cấp nhiều vitamin C và đặc biệt thanh nhiệt, giải nhiệt cho cơ thể. Hiện nay cây quýt được trồng hầu hết ở các tỉnh thành ở Việt Nam. Tuy nhiên vẫn tập trung nhiều ở Cao phong Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Lai Châu,….

Mặc dù có nhiều công dụng trị bệnh nhưng đa phần chúng ta vẫn chưa tận dụng nguyên liệu này, chủ yếu việc trồng quýt để làm thực phẩm, làm lãng phí một dược liệu quý mà tạo hóa đã ban tặng.

Bộ phận dùng

Vỏ quýt được phơi khô và dùng làm thuốc

Đặc điểm của cây trần bì

Cây trần bì (cây quýt) thuộc loại cây nhỏ, thân cành có nhiều gai, lá mọc so le, mép có răng cưa và có mùi thơm đặc biệt, hoa nhỏ màu trắng và mọc đơn ở kẽ lá. Qủa hơi dẹp khi còn non màu xanh và chín màu cam hoặc đỏ. Trần bì (vỏ) mỏng, dễ bóc, hơi sần sùi. Bên trong có nhiều múi, có xơ màu trắng ba quanh và có nhiều hạt nhỏ.

Đọc thêm  Suy Hô Hấp: Tìm hiểu về triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Trần bì làm thuốc: Thường được người ta cắt thành 4 miếng, mặc ngoài có màu nâu đỏ hoặc đỏ, có nếp nhăn, mùi thơm dể chịu, khi phơi khô thì giòn, dể bẻ gãy và có mùi thơm

Thành phần hóa học của trần bì

Theo các nghiên cứu trần bì có chứa khoảng 1,5-2% tinh dầu, trong đó thành phần chính trong tinh dầu này chủ yếu là limonene, terpineol, Benzyl alcohol, xitrala, metykanthranilatmetyl (chính các chất này tạo nên mùi thơm đặc biệt của trần bì)…. Ngoài ra còn có nước và các vitamin A, B

trần bì thảo dược tốt ít người biết

Trần bì thảo dược tốt ít người biết

Công dụng chữa bệnh của trần bì

Trong đông y trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng điều trị, phòng chống và cải thiện một số bệnh sau:

Hen suyễn

Trần bì sẽ tác động lên hệ hô hấp, để làm giãn phế quản, giúp tăng lượng dịch tiết, đặc biệt làm loãng dịch đàm, từ đó bệnh nhân dể dàng đưa chất dịch ra bên ngoài. Vì thế, trần bì có ý nghĩa giúp cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, đồng thời ngăn chặn các tác nhân gây ra hen suyễn

trà trần bì điều trị ho, hen suyễn

Trà trần bì điều trị ho, hen suyễn

Khó tiêu

Với tinh dầu của trần bì sẽ giúp kích thích đường tiêu hóa hoạt động, dạ dày làm việc suôn sẻ, đồng thời giúp bài trừ khí trệ, giúp tăng dịch vị và nhờ đó khắc phục chứng khó tiêu hiệu quả

Đọc thêm  Đỗ trọng (Cornus officinalis): Một Thảo dược Quý Giá cho Sức Khỏe

Kháng khuẩn

Các hoạt chất có trong trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng, phát triển của các loại vi khuẩn, gồm cả tụ cầu và trực cầu, đây là những tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,…. Vì thế nên thường xuyên bổ sung trần bì để cơ thể có khả năng kháng khuẩn tốt
Theo nhiều nghiên cứu hiện nay, trần bì còn có nhiều công dụng khác như chống dị ứng, lợi mật, điều trị ho, chữa viêm tuyến vú cấp

Công dụng, liều lượng dùng trần bì

Chữa ho có đờm

Bạn có thể sử dụng 2 bài thuốc

Bài thuốc 1: Trần bì, bán hạ chế, bạch linh, cam thảo mỗi vị 10g sắc lấy nước uống trong ngày

Bài thuốc 2: Trần bì 6g, 12g bạch linh, 6g khương bán hạ, 4g cam thảo, 3 lát gừng sắc với nước và uống trong ngày.

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Trần bì, bán hạ, cam thảo mỗi vị 6g, bạch linh, mạch môn, bách bộ mỗi vị 10g. Cho tất cả các vị sắc với 1 lít nước uống hàng ngày, bạn nên kiên trì uống 1 tháng để có hiệu quả điều trị tích cực

Điều trị viêm tuyến vú

30g trần bì, 6g cam thảo bắc. Sắc 2 vị này với nước uống trong ngày và kiên trì trong vòng nửa tháng sẽ đạt hiệu quả như mong đợi.

Điều trị đầy bụng, khó tiêu

Trần bì, gừng tươi mỗi vị 5g pha trà uống sẽ có hiệu quả ngay

Đọc thêm  Rau mùi (Coriandrum sativum): Một loài thảo dược tuyệt vời cho sức khỏe

Chữa khô phổi, ho lâu, khô họng, đau cổ

6g trần bì nấu cùng nửa quả la hán để lấy nước và sau đó cho khoảng 100g thịt lạc nấu chín và ăn cả thịt lẫn nước

Giải rượu

30g trần bì, 5g sinh khương, 2 quả ô mai bơ bỏ hột, đem thái nhỏ và đun với 360ml nước, đun nhỏ lửa trong 30 phút và uống ngay

Điều trị gan nhiễm mỡ

3g trần bì, 3g hoa trà, 5g bạch linh. Thái nhỏ rồi đun với nước trong 15 phút và uống trong ngày

Lưu ý khi sử dụng trần bì

Trần bì (vỏ quýt) chiết xuất tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên dù là thảo dược tốt đến đâu vẫn chống chỉ định với một số trường hợp, cụ thể:

– Những người âm hư ho khan, không có đờm, thổ huyết không được dùng trần bì

– Bạn nên dùng trần bì đúng liều lượng, việc dùng quá liều lượng, lâu dài có thể hại đến chân khí

Trên đây là những thông tin về trần bì, bài viết chỉ có tính chất tham khảo, nếu bạn có nhu cầu dùng trần bì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar