Tam Thất Và Công Dụng – Không Phải Ai Cũng Biết

Deal Score0
Deal Score0

   Nhắc đến các loại cây có tính dược liệu tốt không thể không nhắc đến cây tam thất. Cây tam có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người như điều trị mất ngủ, tăng sức đề kháng, chống trầm uất, kích thích hệ thần kinh, điều hòa miễn dịch,…. Vậy cây tam thất là cây gì và thực hư công dụng ra sao, theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết rõ.

Tên gọi khác:

Sâm tam thất, nhâm sâm tham thất, kim bất hoán

Tên khoa học:

Panax Psundo ginseng – thuộc họ nhà Ngũ gia bì

Khu vực phân bố của tam thất:

Tam thất thường mọc hoang ở các vùng núi cao từ 1200-1500m so với mực nước biển và ở một số vùng như Phà Lùng, Bát Xát, Mường Khương, Cao Bằng,….

Bộ phận dùng tam thất:

Tam thất thường được sử dụng rể thường gọi là củ tam thất, thu hái từ trước khi ra hoa. Đem về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc

Thành phần hóa học của tam thất:

Theo nghiên cứu khoa học, cây tam thất có chứa 2 hợp chất saponin là Arasaponin A và arasaponin B. Nhiều ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1 và glucoginsenosi.

Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Dựa vào dược tính mà tam thất được chia thành tam thất bắc và tam thất nam

Tam thất bắc

– Lá nhỏ mọng vòng, có răng cưa quanh mép, có quả màu đỏ và lất hạt trồng
– Củ tam thất bắc có bề mặt sần sùi, trên thân củ có các vân trắng, hơi tròn, củ càng lâu năm có kích thước càng to, có nhiều mấu nhỏ.
– Dùng dao cắt ngang thì thấy màu xám xanh phần thịt. Củ tam thất bắc có vị đắng ngâm lâu hơi ngọt, tính nóng nên giúp bổ huyết, cầm máu tốt, giúp phụ hồi nhanh chóng các vết thương.

Đọc thêm  Tác dụng của Cà chua bi

củ tam thất bắc nhiều mấu

Củ tam thất bắc nhiều mấu

Tam thất nam

– Thuộc họ nhà gừng, cây không có thân, lá to, mọc rời không có răng cưa, phiến lá thuôn dài, có chop nhọn
– Củ tròn như viên sỏi và không nhiều mấu như tam thất bắc. Bề mặt củ nhẵn hơn tam thất bắc. Không có quả
– Dược tính của tam thất nam là tính nóng, vị cay do thuộc họ gừng, tam thất nam không phải là vị thuốc.
Bạn nên phân biệt được tam thất bắc và tam thất nam để tránh mua nhầm, vừa mất tiền lại không mang lại lợi ích cho sức khỏe.

củ tam thất nam hình tròn như viên sỏi

Củ tam thất nam hình tròn như viên sỏi

Công dụng của cây tam thất

Trong y học cổ truyền củ tam thất có vị đắng, ngọt, tính ấm, tác dụng vào 2 kinh can, thận, giúp bổ huyết, cầm máu, tiêu sưng. Củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý cụ thể:

♥ Ngăn chặn sự phát triển của các khối u, ngăn chặn di căn của tế bào ung thư, hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều bệnh ung thư

♥ Kích thích tinh thần và chống trầm uất

♥ Giúp tiêu sưng, tiêu viêm và cầm máu

♥ Bảo vệ tim mạch và loại bỏ các tác nhân gây ra loạn tim nhờ vào hoạt chất Noto ginsenosid có trong tam thất với tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và tăng sức chịu đựng, độ bền cho hệ tim

Đọc thêm  Bị thủy đậu kiêng gì: Triệu chứng, phòng tránh và điều trị tự nhiên

♥ Điều hòa miễn dịch và tăng sức đề kháng nhờ tam thất

♥ Tăng lưu lượng máu động mạch vành

♥ Giãn mạch ngoại biên, không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh

Ngoài ra củ tam thất còn dùng để chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, bang huyết, rong kinh, tiểu ra máu, đi cầu ra máu, ứ trệ đau bụng, huyết hôi không ra, tác dụng hoạt huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, chấm dứt tình trạng người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,….

Ngoài củ tam thất, người ta còn dùng hoa tam thất, nụ tam thất làm trà với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mất ngủ, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, chữa các bệnh về gan, tốt cho phụ nữ sau sinh, ngăn chặn các bệnh tim mạch, chống ung thư, hỗ trợ giảm cân, tăng sức đề kháng và chống thiếu máu.

Bạn có thể dùng hoa tam thất, nụ tam thất để pha trà thay cho nước lọc uống hàng ngày, vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe

nụ hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe

Nụ hoa tam thất rất tốt cho sức khỏe

Liều lượng dùng tam thất

Mỗi ngày bạn có thể dùng 4-6g tam thất dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc
Để cầm máu bạn có thể giã tươi củ tam thất hoặc rắc thuốc bột. Thân cây và lá tam thất cũng dùng làm chè hoặc nấu cao để uống.

Các bài thuốc trị bệnh từ tam thất

Điều trị bệnh đau thắt lương

2g bột tam thất và 2g bột hồng sâm trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần với nước ấm. Ngoài trị bệnh đau thắt lưng bài thuốc này còn giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược thần kinh.

Đọc thêm  Hạt hướng dương - Tất cả những gì bạn cần biết

Chữa máu ra nhiều sau sinh

8g tam thất tán nhuyễn và uống với nước cơm hàng ngày

Chữa viêm gan thể cấp tính nặng

12g tam thất, 40g nhân trần, 20g hoàng bá, huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, thạch hộc mỗi vị 12g sắc tất cả các vị và uống trong ngày

Chữa thấp tim

1g bột tam thất uống với nước ấm, ngày 3 lần mỗi làn cách nhau 7-8 tiếng, thực hiện trong vòng 30 ngày

củ tam thất điều trj nhiều bệnh

Củ tam thất điều trj nhiều bệnh

Chữa rong huyết do huyết ứ

4g tam thất, ngải diệp, ô tặc cốt, mẫu lệ mỗi vị 12g, đương quy, đan bì, xuyên khung, đan sâm mỗi vị 8g, mộc dược, ngũ linh chi mỗi vị 4g và sắc với nước uống trong ngày

Những lưu ý khi sử dụng tam thất

– Những người quá nóng không nên dùng thất dể gây ngứa, mụn nhọt, dị ứng
– Trẻ em không nên sử dụng tam thất
– Người bị tiêu chảy sử dụng tam thất có thể gây tử vong

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar