Bệnh tăng nhãn áp : nguyên nhân và cách chữa trị

Deal Score0
Deal Score0

Tăng nhãn áp là một căn bệnh nếu như không được sớm chữa trị sẽ dẫn đến mù vĩnh viễn, hãy theo dõi bài viết sau để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Tăng nhãn áp là gì

Tăng nhãn áp là một chứng bệnh làm cho mắt của bệnh nhân ngày càng suy yếu, thế nhưng áp suất ở mắt lại bị tăng cao, tức là điều này sẽ gây nguy hiểm đến các dây thần kinh mắt.

Căn bệnh này chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân đã lớn tuổi cùng với di truyền.

Căn bệnh này chỉ xuất hiện ở các bệnh nhân đã lớn tuổi cùng với di truyền.

Các dây thần kinh có nhiệm vụ truyền hình ảnh từ mắt lên đến não bộ sẽ bị gây tổn hại khi áp suất trong mắt bị tăng quá cao. Tổn thương này nếu kéo dài thì bệnh nhân sẽ bị mất thị lực, trường hợp không được chữa trị kịp thời sẽ tiến đến mù hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp

Nguyên dẫn dẫn đến căn bệnh tăng nhãn áp là do áp suất dịch lỏng trong mắt bị tăng cao cùng với lưu thông sai cách.

Chất lỏng hay còn được gọi là thủy dịch sẽ chảy ra khỏi mắt thông qua một ống nhỏ.  Nếu ống này bị tắc, chất lỏng không thể thoát ra ngoài mà tích tụ, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.

Đến nay người ta vẫn chưa nghiên cứu ra được tại sao ống này lại bị nghẽn, nhưng họ cho rằng điều này di truyền từ ba mẹ sang con.

Đọc thêm  Tăng Kích Thước Dương Vật: Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết

Ngoài ra còn có thêm một số nguyên nhân ít gặp có thể kể đến như nghẽn mạch máu trong mắt, các loại tổn thương mắt, sưng viêm hay nhiễm trùng mắt, và thậm chí đôi khi phẫu thuật mắt cũng dẫn đến tăng nhãn áp,

Căn bệnh tăng nhãn áp này sẽ gây ra ảnh hưởng đến cả hai mắt, nhưng có một bên sẽ nghiêm trọng hơn bên kia.

==>> Xem ngay Bạn cần biết : Triệu chứng và cách trị bệnh rối loạn tiền đình

Hai loại tăng nhãn áp

  • Tăng nhãn áp góc mở – Đây là loại mà bệnh nhân thường gặp nhất. Sợi mô liên kết trong mắt hay còn được gọi là kết cấu thoát nước trong mắt vẫn hoạt động một cách bình thường nhưng chất lỏng lại thoát ra ngoài sai cách.
  • Tăng nhãn áp góc đóng – Ở các nước phương Tây thì bệnh này rất ít gặp phải, và chúng được mọi người gọi là tăng nhãn áp góc hẹp. Phần góc giữa giác mạc và mống mắt quá hẹp nên dịch không thể thoát ra ngoài được, kết quả là đường dẫn nước bị chặn, làm áp suất trong mắt bị tăng đột ngột dẫn đến đục thủy tinh thể và viễn thị.

Đối tượng có nguy cơ bị bệnh

Đối tượng thường mắc bệnh tăng nhãn áp nhiều nhất là trên 40 tuổi, nhưng người trẻ tuổi hay trẻ sơ sing cũng có khả năng bị bệnh.

Các bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao hơn nếu:

  • Có gốc ở những nước như Bắc Âu, Mỹ-Phi, Inuit, Ai-len, Tây Ban Nha, Nga, Nhật;
  • Chấn thương một hay cả hai bên mắt;
  • Có thị lực yếu;
  • Sử dụng các thuốc kích thích như prednisone;
  • Bị bệnh đái tháo đường.
Đọc thêm  Đi tiểu nhiều lần: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các dấu hiệu bệnh

Đa số bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Và triệu chứng đầu tiên mà mọi người thường bỏ qua chính là mất tầm nhìn ngoại vi.

Vì không có bất kỳ triệu chứng gì nên căn bệnh tăng nhãn áp này còn được mọi người gọi là “kẻ cắp thị lực lén lút”. Cách phòng ngừa tốt nhất là cứ mỗi 1-2 năm các bạn nên đi khám mắt một lần.

Đôi khi áp suất trong mắt bị tăng quá cao, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như thấy quầng sáng quanh ánh đèn, đau mắt đột ngột, mờ mắt hay đau đầu.

Hãy ngay lập tức đi khám mắt nếu như xuất hiện một trong những triệu chứng sau:

  • Tầm nhìn hẹp;
  • Thấy quầng sáng quanh ánh đèn;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Đỏ mắt;
  • Đau mắt;
  • Màu mắt đục (đặc biệt ở trẻ con);
  • Mờ mắt.

Cách thức chuẩn đoán bệnh

Bác sĩ nhãn khoa sẽ làm giãn đồng tử bằng phương pháp nhỏ thuốc vào mắt, rồi sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt cùng với tầm nhìn của bạn. Để biết được bạn có bị tăng nhãn áp hay không thì bác sĩ sẽ kiểm tra phần dây thần kinh mắt.

Các bạn cũng sẽ được đo nhãn áp và đo thị lực để xem đã bị mất tầm nhìn ngoại biên hay chưa. Những bước kiểm tra này sẽ rất nhanh chóng và không hề gây ra bất kỳ đau đớn nào.

Đọc thêm  Tổng quan về bị thủy đậu

Chữa tăng nhãn áp như thế nào

Để chữa căn bệnh tăng nhãn áp này thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt, bắn tia laser hay vi phẫu.

Thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt sẽ giúp chất dịch trong mắt được thoát ra ngoài nhiều hơn hoặc giảm sự hình thành của dịch trong mắt.

Nhưng cách này cũng gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng mắt, nhiễm trùng, mờ mắt, đỏ mắt, ngứa mắt.

Các loại thuốc chữa trị chứng tăng nhãn áp có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi.

Các loại thuốc chữa trị chứng tăng nhãn áp có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tim và phổi.

Nên các bạn hãy ghi ra giấy tất cả những loại thuốc mà mình đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng và cả các chứng dị ứng của bạn rồi đưa cho bác sĩ điều trị xem.

Bắn tia laser

Bắn tia laser sẽ giúp bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc mở thoát được chất dịch trong mắt nhiều hơn một chút và giúp bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng được thông các ống dẫn dịch. Quá trình điều trị chứng tăng nhãn áp sẽ bao gồm các bước sau:

  • Tạo hình bè – Mở các kết cấu giúp có thể thoát nước;
  • Mở mống mắt – Tạo thêm một số lỗ nhỏ ở phần mống mắt, khiến  chất dịch có thể dễ dàng thoát ra ngoài;
  • Đông hóa thể mi – Điều trị lớp giữa của mắt để làm cho nó có thể tiết dịch ít hơn.
Đọc thêm  Mụn nước ở môi - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Vi phẫu

Vi phẫu còn được gọi là tạo hình bè, bằng cách tạo thêm một đường mới giúp giãn nhãn áp và dịch được thoát ra. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cấy vào mắt một ống nhỏ giúp chất dịch có thể thoát ra dễ dàng hơn.

Nhưng có một khuyết điểm cực kỳ lớn là loại phẫu thuật này sẽ làm cho bệnh nhân bị mất thị lực tạm thời hay vĩnh viễn. Nên trước khi quyết định các bạn hãy suy nghĩ thật kỹ nhé!

Tăng nhãn áp góc mở thường phải được điều trị bằng cả ba phương pháp kể trên. Và trong giai đoạn đầu của bệnh nếu thực hiện cách thức bắn tia laser cùng với vi phẫu sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để có thể tìm ra cho mình cách chữa trị hợp lý nhất thì các bạn nên thảo luận với bác sĩ nhãn khoa.

Cách phòng bệnh

Nếu bạn có trong người bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ bị những bệnh về mắt và trên 40 tuổi hay có người thân đã từng mắc bệnh tăng nhãn áp thì nên đi khám mắt mỗi năm ít nhất 1-2 lần.

Bằng phương pháp làm giảm áp suất trong mắt sẽ giúp bệnh nhân có thể bảo vệ cho phần thị lực còn lại của mình.

Hầu hết bệnh nhân không bị mù nếu như nghiêm ngặt thực hiện theo liệu trình điều trị và thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám cho mắt.

Đọc thêm  Ung thư lưỡi: Tất cả những gì bạn cần biết

Kết

Hy vọng sau khi tham khảo thông tin trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp.

==>> Xem thêm Tai biến mạch máu não : căn bệnh tử thần không chừa 1 ai

Nếu thấy thông tin chúng tôi cung cấp là có ích thì các bạn hãy vui lòng dành tặng cho chúng tôi một lượt chia sẻ nhé. Đó sẽ như là một lời động viên mà các bạn dành tặng cho sự cố gắng của chúng tôi.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar