Cây Huyết Dụ – Thần Dược Cho Người Bị Rong Kinh, Mắc Bệnh Về Máu

Deal Score0
Deal Score0

     Theo phong thủy cây huyết dụ có tác dụng bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi mọi thế lực hắc ám của ma quỷ nên được trồng nhiều làm cảnh. Tuy nhiên trong y học, cây huyết dụ được xem là một thần dược chữa được rất nhiều bệnh với tác dụng cầm máu rất tốt. Tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của cây thuốc này nhé

Vài nét về cây huyết dụ

Tên gọi khác

Thiết dụ, phất dụ, hồng trúc

Tên khoa học

Cordyline terminalis Kunth và thuộc họ Huyết dụ (Asteliaceae), ngoài ra huyết dụ còn là một loại thực vật có hoa trong họ Măng tây

Phân bố

Cây huyết dụ có nguồn gốc từ cùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây thuốc được trồng làm cảnh và làm thuốc ở khắp mọi miền đất nước, trải dài theo hình chữ S.

Đặc điểm

  • Cây huyết dụ có thân mảnh và sống lâu năm, cao khoảng 1-3m, thân cây phân nhánh
  • Toàn thân cây huyết dụ mang nhiều vết sẹo do lá đã rụng
  • Lá cây mọc nhiều và thành lùm trên đỉnh, dạng hình mác, không có cuống
  • Hoa mọc ở đỉnh nách lá, nhỏ và có màu đỏ hoặc màu tím, nở vào mùa đông xuân
  • Quả huyết dụ mọng hình cầu, có màu đỏ

huyết dụ là cây thuốc quý

Huyết dụ là cây thuốc quý

Xem thêm Cây Rẻ Quạt Và Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời

Bộ phận dùng và cách thu hái, chế biến

Lá huyết dụ được dùng là thuốc.

Đọc thêm  Nước súc miệng kháng khuẩn: Một Cách Hiệu Quả Để Bảo Vệ Răng Miệng

Theo kinh nghiệm dân gian, cây huyết dụ có 2 loại:

Một loại có mặt trên và mặt dưới đồng nhất màu trắng

Một loại mặt trên lá màu xanh còn mặt dưới màu tím

Theo nghiên cứu loại huyết dụ có 2 mặt trên và mặt dưới màu tím cho hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn

Cây huyết dụ được thu hái lá quanh năm, khi hái lá và cắt ngắn để phơi khô và dùng làm thuốc. Ngoài ra một số bài thuốc dùng lá huyết dụ tươi hoặc rễ cây

Thành phần hóa học

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể để phân tích chính xác thành phần trong cây huyết dụ, chỉ mới biết trong cây có chứa nhiều sắt tố anthoxyanozit

Tính vị

Theo đông y, huyết dụ có vị nhạt, tính mát và có công dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu và chữa các bệnh về máu

Công dụng ít người biết của cây huyết dụ

Dân gian xem cây huyết dụ là cây thuốc nam quý, có tác dụng quý trong việc cầm máu. Một số công dụng chính của cây huyết dụ:

  • Công dụng điều trị lao phổi, thể ho thổ huyết
  • Điều trị hiệu quả bệnh rong kinh, băng huyết, kinh nguyệt quá nhiều
  • Điều trị bệnh kiết lỵ ra máu (đi cầu ra máu)
  • Hỗ trợ điệu trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
  • Công dụng điều trị bệnh tiểu ra máu chữa bệnh chảy máu cam

Đối tượng nên sử dụng cây huyết dụ

– Người bệnh bị lao phổi, ho ra máu

Đọc thêm  Biết Được Công Dụng Của Trần Bì (Vỏ Quýt) Bạn Sẽ Bất Ngờ Đấy!

– Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngày hành kinh quá dài, kinh nguyệt ra quá nhiều

– Người mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, đi cầu ra máu

– Người bị tiểu tiện ra máu

– Người bệnh thường xuyên chảy máu cam

Xem thêm Công Dụng Khiến Bạn Bất Ngờ Của Thổ Phục Linh

Cách dùng và liệu lượng dùng để điều trị bệnh

Cách dùng cây huyết dụ khá đơn giản, những những bệnh trên bạn chỉ cần dùng khoảng 30-40g huyết dụ khô sắc với 600ml cạn còn 300ml và dùng hàng ngày, liên tục khoảng 1 tuần để có hiệu quả.

Ngoài ra để nâng cao hiệu quả bạn có thể kết hợp vị thuốc huyết dụ với các thảo dược khác, cụ thể:

cây huyết dụ cây thuốc quý của phụ nữ

Điều trị ho ra máu

20g lá huyết dụ, 10g thài lái tía, 10g trắc bách diệp sao vàng, 10 củ bách hợp sắc với 700ml nước cạn còn 300ml nước và uống 2 lần trong ngày

 Chữa bệnh tiểu ra máu

30g lá huyết dụ khô hoặc 50g lá huyết dụ tươi, 50g rau dừa khô và sắc với nước uống trong ngày, kiên trì trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả ngay

Chữa bệnh chảy máu cam

20g lá huyết dụ khô kết hợp với 10 cỏ mực sắc cùng với 700ml nước và chia làm 2 lần uống trong ngày

Chữa chứng bệnh kinh nguyệt quá nhiều

20g lá huyết dụ khô, 15g rễ cỏ tranh sắc với 700ml và chia làm 2 lần uống trong ngày

Đọc thêm  Cỏ roi ngựa (Orthosiphon stamineus): Thảo dược tuyệt vời cho sức khỏe

Chữa bệnh đại tiện ra máu tươi

20g lá huyết dụ, 15g cỏ nhọ nồi, 15g rau má khô, 19g khổ sâm sắc cùng với 700ml cạn còn 300ml và uống 2 lần mỗi ngày

Chữa sốt xuất huyết

Huyết dụ, hoàng bá, huyền sâm, hạt muồng sao, sinh địa, đơn bì, cỏ nhọ nồi, ngưu tất, đan sâm, xích thược, trắc bá sao mỗi vị 10g và sắc với nước uống trong ngày

Điều trị chảy máu cam, chảy máu dưới da

30g lá huyết dụ, 20g cỏ nhọ nổi, 20g lá trắc bách diệp sao cháy và đun với nước uống cho đến khi khỏi

Điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

30g lá huyết dụ tươi, 20g lá sống đời, 20g xích đồng nam, đem các vị sắc lấy nước uống mỗi 2 lần

Điều trị bệnh phong thấp đau nhức

30g lá huyết dụ, 15g huyết giác và sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày, kiên trì 1 tuần là sẽ khỏi bệnh

Chữa kiết lỵ

20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má tươi, 12g cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch các vị, để ráo nước và giã nát vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ

– Không được dùng cây huyết dụ cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn, đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều người cùng biết nhé!

Đọc thêm  Hoa Đại - Chữa Nhiều Bệnh Hiệu Qủa Bạn Đã Biết

Xem thêm Cây Hương Nhu – Những Công Dụng Bất Ngờ Và Cách Sử Dụng

Thông tin tham khảo từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Huy%E1%BA%BFt_d%E1%BB%A5_%C4%91%E1%BB%8F

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Skip to toolbar